Trước thực trạng bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng, ngày 28/7, Bộ GD&ĐT dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã tổ chức hội thảo tìm "Giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau".
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã đến dự và phát biểu ý kiến. Cùng tham dự hội thảo còn có đồng chí Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an, lãnh đạo một số cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, TW Đoàn và nhiều Bộ ngành khác.
"Cứ 9 trường có một vụ học sinh đánh nhau; cứ 1 vạn học sinh có 1 em bị kỷ luật, buộc thôi học…". Đó là con số nhức nhối được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý nêu tại hội thảo. Còn theo báo cáo của các Sở GD&ĐT, từ đầu năm học 2009 - 2010 đến nay, trên toàn quốc đã xảy ra 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Đã có 881 học sinh bị khiển trách, 1.558 học sinh bị cảnh cáo và 735 em bị buộc thôi học. Nhiều vụ trong số đó mang tính chất nghiêm trọng như: học sinh nữ đánh hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi tung lên mạng, xảy ra ở Hà Nội, TP HCM, Quảng Ngãi, An Giang; học sinh đánh nhau có sử dụng hung khí, gây thương tích nặng cho bạn, có 7 vụ việc học sinh đánh nhau xảy ra chết người ở trong và ngoài trường học.
Thứ trưởng Trần Quang Quý nhận định, học sinh đánh nhau là một hành vi tiêu cực, để lại nhiều hậu quả cả về mặt thể chất, tâm lý và tinh thần cho các em, không chỉ làm cho các em lo lắng, đau khổ nhất thời, mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm, xã hội và thể chất ở học sinh, khiến thành tích học tập của các em bị giảm sút.
Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, tạo sân chơi lành mạnh là giải pháp tốt để hạn chế học sinh đánh nhau.
Thiếu tướng Phạm Thanh Đàm, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH, Bộ Công an băn khoăn, để xảy ra tình trạng trên có nguyên nhân từ công tác phối hợp phòng ngừa tội phạm và các hành vi trong thanh, thiếu niên, giữa chính quyền và Công an địa phương, nhà trường vẫn còn hạn chế, nặng tính hình thức, chủ yếu chỉ thông qua các hoạt động tuyên truyền và các chương trình ngoại khóa đầu năm học. Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường vẫn chưa được chặt chẽ. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân quản lý các hoạt động, dịch vụ văn hóa còn buông lỏng, thiếu sự kiểm tra, giám sát đã tác động tiêu cực đến đạo đức lối sống lành mạnh của học sinh…
Trong rất nhiều các giải pháp đưa ra cho thấy trách nhiệm của nhà trường, của người thầy là vô cùng quan trọng. Đại diện Sở GD&ĐT TP HCM cắt nghĩa, hiện chúng ta mới chú ý đến việc dạy chữ, và một phần nào đó là dạy nghề mà chưa quan tâm tới việc dạy làm người cho các em.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội trăn trở: Vậy hiệu trưởng các trường phổ thông có phải chịu trách nhiệm về vấn đề này không? Chắc chắn đây là băn khoăn lớn của nhiều hiệu trưởng, vì họ phải thực hiện chương trình dạy văn hóa đã kín thời gian, giờ đạo đức chỉ trông vào 1 tiết giáo dục công dân, 1 tiết sinh hoạt lớp.
Tại hội thảo, đại diện TW Đoàn nêu giải pháp: Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh, mở rộng các buổi tọa đàm, trao đổi, diễn đàn để học sinh trao đổi, thể hiện tiếng nói của mình. Về phía Bộ GD&ĐT đề xuất, sẽ đẩy mạnh phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và tổ chức thực hiện tốt quy tắc ứng xử văn hóa trong mỗi nhà trường.
Tại hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho hay, 20 năm gần đây có sự thay đổi về xã hội, nhưng phương thức dạy học trong nhà trường lại không thay đổi, nên dẫn đến tình trạng trên. Hiện nay giáo dục trong nhà trường vẫn là câu hỏi "mở". Riêng quản lý trò chơi trực tuyến mà nhiều người coi là nguyên nhân của bạo lực là chưa đúng, vì người lớn cần có biện pháp quản lý, xây dựng kế hoạch quản lý thắt chặt. Các em cần có một hệ thống vui chơi do Đoàn Thanh niên, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng nhau chung tay. Ngành Giáo dục không đủ công cụ thì cần có sự giúp đỡ của xã hội. Nên chăng bổ sung biên chế thêm giáo viên thể thao, quốc phòng, giáo viên dạy kỹ năng sống thí điểm ở một số trường. Năm tới, ngành Giáo dục nên có khẩu hiệu "Nói không với học sinh đánh nhau". Bộ GD&ĐT nên tham mưu để Chính phủ ra chỉ thị về việc này và làm liên tục trong 5 năm.
Siết chặt quản lý games online
"Không thể để một Thủ đô ngàn năm văn hiến lại có chuyện con trẻ chơi games thâu đêm suốt sáng. Cần phải tìm ra mọi giải pháp để hạn chế một cách tối đa những tác hại của gams đem lại cho cộng đồng, dù đây là loại hình dịch vụ mang lại doanh thu lớn". Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông (TTTT) TP Hà Nội, Phạm Quốc Bản đã khẳng định như vậy tại buổi làm việc với các quận, huyện của TP Hà Nội về việc triển khai thực hiện Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND (quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại các đại lý Internet đóng trên địa bàn TP Hà Nội) diễn ra ngày 28/7.
Ông Bản còn cho biết, thời gian tới, Sở sẽ siết chặt loại hình kinh doanh này, bằng việc cấm tất cả các đại lý Internet trên địa bàn thành phố phải dừng hoạt động kinh doanh, nếu đại lý đó chỉ cách trường học dưới 200m. Các đại lý còn lại trên địa bàn, sẽ tiếp tục kinh doanh nhưng phải đóng cửa trước 23h.
Kích thước chữ:
Lớn hơn
Nhỏ hơn
Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012
Tìm giải pháp phòng ngừa bạo lực học đường
(Nguồn http://www.baomoi.com/)
1 nhận xét:
Titanium Sheet - TINNIA LEMB - TINNIA LEMB - TINNIA LEMB
TINNIA LEMB is a type of electric lamomotive that is based on the German titanium vs ceramic lamomotive ceramic vs titanium flat iron system. The titanium color unit was titanium wok designed as a titanium mountain bikes carbon-fiber-based
Đăng nhận xét